Anna Mauchline cho rằng ở độ tuổi của bà, thi đấu pickleball phù hợp hơn chơi quần vợt (Ảnh: Dailyecho).
"Tôi là một vận động viên quần vợt và khi Covid bùng phát, những người chơi pickleball đã xuống sân tennis vì vào thời điểm đó, bạn chỉ có thể chơi ở quanh nhà", Mauchline cho biết, bà là người sáng lập câu lạc bộ Pickleball tại Aberdeen, Scotland.
"Tôi nhìn vào pickleball và thốt lên: "ôi, đây thực sự là môn thể thao hay". Khi đã lớn tuổi, tôi thấy khó khăn khi thực hiện giao bóng ở bộ môn quần vợt. Tôi nghĩ đây là môn thể thao tiếp theo, ngoài quần vợt, mà tôi có thể chơi. Vì vậy bây giờ tôi chơi pickleball mọi lúc và đã tạm biệt quần vợt.
Môn thể thao này đã tăng gấp đôi về quy mô so với khi tôi mới đến đây. Tôi nghĩ là có khoảng 800 người khi ấy, sau đó họ tăng gấp đôi và bây giờ là gần 2.000 người".
Giải Anh Mở rộng năm nay diễn ra trong 7 ngày, chất lượng các trận đấu rất cao khi giải đấu quy tụ các vận động viên hàng đầu thế giới từ châu Mỹ, châu Âu và châu Á tham gia thi đấu ở các nội dung đơn, đôi, hỗn hợp, xe lăn và trẻ em.
Pickleball bao gồm sự kết hợp giữa quần vợt, cầu lông và bóng bàn. Sự phổ biến của môn thể thao này được cho là do tính dễ tiếp cận của nó. Dễ học và thú vị khi chơi, tính dễ tiếp cận của môn thể thao này vượt qua ranh giới của các cá nhân, mang đến cho nó sức hấp dẫn toàn cầu.
Mauchline nói thêm: "Giải Anh mở rộng có quy mô rất lớn, có những tay vợt giỏi từ Mỹ muốn đến đây thi đấu. 40 sân đấu được xây dựng, vì vậy hãy dành lời khen cho Karen Mitchell và Elaine Shallcross vì đã tổ chức thành công giải đấu này.
Giải đấu này cho tôi cơ hội đối mặt với những người chơi mà tôi không thường gặp, đó là những gì tôi cần. Tôi cần những cuộc thi khác nhau, những phong cách chơi khác nhau và tôi đã gặp những người đến từ xứ Wales, những người đến từ Tây Ban Nha..., điều này cho thấy pickleball đang phát triển ở khắp mọi nơi."
" alt=""/>Cựu ngôi sao quần vợt yêu thích cuộc sống mới trên sân pickleballAustralia là đội dẫn trước 2-0 trước khi hiệp một kết thúc, bằng các pha lập công của Justin Sewell ở phút 6 và của William Rogan ở phút 20 (trong môn futsal, mỗi hiệp thi đấu chính thức có 20 phút, mỗi hiệp phụ có 5 phút, không tính thời gian bóng ngoài cuộc).
Tuyển futsal Việt Nam (áo đỏ) có màn ngược dòng đánh bại Australia với tỷ số 5-4 sau hai hiệp chính và hiệp phụ một cách khó tin (Ảnh: FAT).
Bị dẫn hai bàn, tuyển futsal Việt Nam quyết định chơi tất tay trong hiệp 2 bằng lối chơi power-play (dùng toàn bộ 5 cầu thủ tấn công, bỏ trống khung thành). Quyết định mạo hiểm của HLV Diego Giustozzi đã giúp tuyển futsal Việt Nam thay đổi cục diện trận đấu khi có hai bàn gỡ hòa sau 36 phút thi đấu.
Từ Minh Quang rút ngắn tỷ số xuống còn 1-2 cho tuyển futsal Việt Nam trên chấm phạt đền ở phút 30. Chỉ 5 phút sau, Đa Hải là người có pha đệm bóng cận thành, gỡ hòa 2-2 cho đội bóng của HLV Diego Giustozzi.
Tuy nhiên, chỉ vài giây sau đó, Trần Nhật Trung lại đá phản lưới nhà, vô tình giúp Australia có bàn thắng nâng tỷ số lên 3-2.
Khi trận đấu chỉ còn 2 phút, Đa Hải có thêm một pha đệm bóng khác, san bằng tỷ số 3-3 cho đội tuyển futsal Việt Nam. Tỷ số này buộc đôi bên phải thi đấu thêm hiệp phụ.
Ngay phút đầu tiên của hiệp phụ thứ hai, Thịnh Phát có tình huống đánh đầu ngược hiếm thấy trong môn futsal, ghi bàn nâng tỷ số lên 4-3 cho đội bóng của HLV Giustozzi. Nhưng đến phút 49, Australia có bàn gỡ hòa 4-4 do công của Patrick Lynch.
Dù vậy tuyển futsal Việt Nam lại được hưởng quả phạt đền thứ hai khi Australia có lần thứ 6 phạm lỗi. Từ chấm đá phạt đền 10m, Thịnh Phát thực hiện thành công, ghi bàn ấn định tỷ số 5-4 chung cuộc để mang về chiến thắng ngược dòng một cách khó tin cho đội tuyển futsal Việt Nam.
"Tôi rất thích tuyển futsal Việt Nam. Họ chơi cống hiến hết mình. Họ không sợ hãi bất kỳ đội nào. Đội nhỏ hay đội lớn Việt Nam cũng vượt qua được hết. Thật tuyệt", cổ động viên (CĐV) Chatchawin Jandaeng của Thái Lan ca ngợi chiến thắng của thầy trò HLV Diego Giustozzi.
Đánh bại Australia, tuyển futsal Việt Nam ghi tên mình vào trận chung kết và gặp đối thủ Indonesia (Ảnh: FAT).
"Thật là thú vị khi theo dõi trận đấu. Tuyển futsal Việt Nam hẳn rất hạnh phúc với chiến thắng khó tin này", tài khoản Rafiq Lopphita của Indonesia bày tỏ.
"Tuyển futsal của Việt Nam quá tuyệt vời", tài khoản Tutur Ande cũng ở Indonesia nói thêm.
"Tuyển futsal Việt Nam thật tuyệt vời. Họ có màn lội ngược dòng quá hoành tráng. Lúc tôi xem hiệp 1 họ đang bị dẫn 2-0, quay lại đã thấy họ gỡ hòa 2-2 rồi 3-3 ở hiệp 2. Họ xứng đáng giành chiến thắng ở hiệp phụ. Bóng đá là trò chơi khiến nhiều người phải đau tim", tài khoản Wijaya của Malaysia bình luận.
"Trận đấu hay quá. Thật là một trận đấu tuyệt vời! Chúc mừng Việt Nam!", tài khoản Ahmad Illyas Nugraha của Iran cũng khen ngợi.
"Xin chúc mừng Việt Nam. Chúng ta sẽ gặp nhau ở trận chung kết sau", tài khoản Ricky S của Indonesia nói về trận đấu chung kết đáng mong đợi giữa tuyển futsal Việt Nam với Indonesia vào ngày 10/11 khi tuyển futsal Indonesia đánh bại Thái Lan với tỷ số 5-1 ở trận bán kết còn lại.
" alt=""/>CĐV châu Á ca ngợi chiến thắng của tuyển futsal Việt Nam trước AustraliaFIFA đang tính thay thế dần VAR trong tương lai (Ảnh: FIFA).
Về cơ bản, FVS có nhiều điểm khác với VAR. Theo đó, VAR được điều hành bởi trọng tài phòng VAR. Người này sẽ phát hiện điểm bất thường và thông báo cho trọng tài chính ở các tình huống tranh cãi. Tuy nhiên, nếu áp dụng FVS, mỗi đội được quyền khiếu nại hai lần trong mỗi trận đấu nếu họ cảm thấy bất công.
Chủ tịch Ủy ban trọng tài của FIFA, Pierluigi Collina, chia sẻ với ESPN: "Chúng tôi đang ở giai đoạn đầu thử nghiệm FVS tại hai giải World Cup nữ lứa U17 và U20. Tất cả vấn đề phát sinh sẽ được phân tích cẩn thận. Tới nay, chúng tôi thấy mọi thứ vẫn trơn tru.
FIFA có thể tiến hành thử nghiệm FVS trên diện rộng hơn. Một số thành viên của FIFA quan tâm tới việc thử nghiệm. Nếu IFAB cấp phép, FIFA sẽ tiếp tục áp dụng ở các giải đấu khác vào năm sau".
Thực tế, hệ thống và cách vận hành của FVS đòi hỏi ít nguồn lực hơn so với VAR. FVS không đòi hỏi nhiều camera ở mọi góc độ như VAR. Thậm chí, ở nhiều giải đấu có nguồn lực hạn chế, Ban tổ chức chỉ cần bố trí 4-5 camera mỗi trận.
Bên cạnh đó, vì các đội chủ động khiếu nại các quyết định của trọng tài (thay vì phụ thuộc vào trọng tài trong phòng VAR) nên các trận đấu có thể ít mang tới cảm giác khó chịu hơn. Ngoài ra, vai trò của trọng tài trên sân cũng lớn hơn.
Nếu áp dụng FVS, mỗi trận đấu chỉ cần một người giám sát việc phát video chiếu chậm cho trọng tài (nếu đội bóng khiếu nại). Người này không được quyền đưa ra quan điểm cá nhân như trọng tài VAR.
FVS cho phép các HLV được yêu cầu khiếu nại trọng tài hai lần trong mỗi trận đấu. Trọng tài phòng VAR sẽ biến mất. Vai trò của trọng tài trên sân sẽ lớn hơn (Ảnh: Getty).
Ông Pierluigi Collina nói thêm: "Các đội bóng chỉ được hạn chế tối đa hai lần khiếu nại trong mỗi trận đấu. Nếu khiếu nại không thành công thì quyền khiếu nại sẽ mất đi. Do đó, các đội bóng cần cẩn trọng trong mỗi lần khiếu nại. Việc trọng tài được trao nhiều quyền lực hơn có nghĩa rằng sức ép dồn về phía họ cũng lớn hơn.
Chỉ có các HLV mới được quyền yêu cầu khiếu nại trọng tài xem video vì lo ngại cầu thủ sẽ gây sức ép và cố gắng thuyết phục, ảnh hưởng tới quyết định của trọng tài.
VAR được áp dụng ở hơn 200 giải đấu trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều giải đấu không thể áp dụng vì nguồn lực hạn chế. FVS yêu cầu ít chi phí hơn, phù hợp với số đông hơn. VAR và FVS là những giải pháp khác nhau cho những nhu cầu khác nhau".
" alt=""/>FIFA tính khai tử công nghệ VAR